Như bạn đã biết Đào tạo seo tại FOOGLESEO giúp bạn tăng thứ hạng website một cách nhanh gọn và hiệu quả. Đồng thời chia sẻ bí quyết “làm bạn” với SERP. Có thể ví von bộ máy tìm kiếm (search engine) đang trong cuộc “chạy đua vũ trang” với những nhà làm marketing online. Bộ máy tìm kiếm muốn đưa ra kết quả chính xác nhất cho người dùng, trong khi marketer thì tìm cách tăng thứ hạng trên Google. Những nhà marketers, thường cố giành lợi thế trên các bộ máy tìm kiếm lớn mà quên mất mục tiêu chính của họ là gì. Đó là người dùng (User).
Nội Dung
Cách tăng thứ hạng website thân thiện với Google
Trong bài viết này Trung Tâm Đào Tạo Digital Marketing FOOGLESEO sẽ cùng các bạn thảo luận về chủ đề xoay quanh chiến lược và thuật toán đang dần thay đổi ra sao. Mục tiêu là để bạn hiểu hơn về người dùng và điều chỉnh từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc.
Để giúp tăng thứ hạng website trước hết bạn hiểu về các thuật toán google. Sau đó bạn hiểu rõ khách hàng mục tiêu. Thứ hạng sẽ tăng nhanh rõ rệt và khách hàng sẽ mang lại cho bạn giá trị cực lớn. Và đây là giá trị của việc điều hướng nội dung quảng bá tốt. Cùng nhìn lại nhé
Thuật toán Google đã thay đổi thế nào 10 năm qua?
2005 : Tìm kiếm cá nhân
Google khởi xướng tìm kiếm cá nhân hóa. Bắt đầu từ cột mốc này. Google tập trung vào sự thỏa mãn của người dùng hơn là nhu cầu của doanh nghiệp. Trong một thời gian ngắn. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp lớn. Nhưng lại thúc đẩy lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ của những doanh nghiệp này.
2010 : Tín hiệu Social media
Social media phát triển mang lại nguồn dữ liệu dồi dào về hành vi người dùng trực tuyến. Google tổng hợp thông tin, thay đổi hành vi mua sắm của người dùng cũng như hiểu người dùng tìm kiếm gì trên Internet.
Thế nhưng lại có vấn đề khác xảy ra. Người dùng chán ngấy nội dung kém chất lượng. Thông tin sai sự thật hoặc những website “rởm” cứ đứng đầu thứ hạng tìm kiếm. Lí do là vì người ta chỉ chăm chăm vào SEO mà quên đi chất lượng cho người dùng.
2011 : Panda
Google cho ra đời cập nhật Panda, tháo gỡ nội dung kém chất lượng, hạ thứ hạng của chúng. Động thái này giải quyết nhu cầu cho người dùng nhưng lại phát sinh vấn đề khác. Người dùng phát hiện rất nhiều website có link liên quan dẫn tới spam, virus, quảng cáo…
2012 Thuật toán Penguin
Thuật toán Penguin nắm thóp những trang dùng “mũ đen” và loại trừ chúng. Tuy nhiên, người dùng phải gõ hàng tá cách viết khác nhau cho cùng một chủ đề để tìm ra kết quả mong muốn. Ví dụ, “track device” và “tracking system” cho ra kết quả khác nhau hoàn toàn. Dù cùng chủ đề, gây mất thời gian cho người dùng.
2013 Hummingbird
Hummingbird ra đời, khai sinh ra khái niệm “entity”, cho phép liên kết từ vựng, từ đồng nghĩa… để đáp ứng mục tiêu tìm kiếm của người dùng, cho ra kết quả nhanh hơn và hiệu quả hơn. Thế nhưng hành vi người dùng cũng thay đổi. Họ chuyển sang mobile. Website không được tối ưu hóa, trang kích thước quá lớn trở thành bất lợi.
2015 Mobilegeddon
Google tăng cường thứ hạng tìm kiếm cho các website thân thiện với mobile. Tạo nên trải nghiệm tốt hơn cho người dùng khi sử dụng điện thoại. Thế nhưng. Lại phát sinh vấn đề khác là người dùng không tìm được chính xác thứ họ muốn thông qua các truy vấn nhất định.
2015 RankBrain
Hệ thống học máy với trí tuệ thông minh nhân tạo phân tích truy vấn một cách chọn lọc dựa trên hành vi người dùng và kết quả họ từng click vào. Đây là bước đầu tiên trong giải pháp phân tích và dự đoán mục tiêu tìm kiếm thực sự xoay quanh nhu cầu người dùng.
2019 Google BERT
BERT phiên âm tiếng anh là Bidirectional Encoder Representations from Transformers. Điểm đột phá của BERT nằm ở khả năng huấn luyện các mô hình ngôn ngữ. Chúng dựa trên toàn bộ tập hợp các từ trong câu hoặc truy vấn (đào tạo hai chiều). Thay vì cách đào tạo truyền thống về chuỗi từ được sắp xếp (từ trái sang phải hoặc kết hợp trái qua phải và phải qua trái). BERT cho phép mô hình học ngữ cảnh của từ dựa trên các từ xung quanh. Thay vì chỉ những từ ngay trước hoặc theo sau nó.Google gọi BERT là hai chiều sâu vì các cách diễn đạt theo ngữ cảnh bắt nguồn từ mạng lưới hệ thống dữ liệu to lớn đã được thu thập trước đó.
Ví dụ, từ ‘Bank‘ có thể hiểu là ngân hàng nhưng ở trong một ngữ cảnh nào đó nó lại là “dòng sông” .Thay vào đó, các mô hình bối cảnh tạo ra cách biểu thị của mỗi từ dựa trên các từ khác trong câu. Đọc thêm tại đây
Làm thế nào để thấu hiểu hành vi online của người dùng?
Google đã trải qua hơn một thập kỷ để cải thiện trải nghiệm người dùng và đúc kết cho bạn một điều: quan tâm đến người dùng sẽ giúp tăng thứ hạng.
Để hiểu rõ người dùng, bạn phải biết họ là ai và họ nghĩ gì. Có một số cách bạn nên tham khảo sau đây:
Phân tích khác biệt giữa các thế hệ
Thế hệ khác nhau sẽ hành xử khác nhau và có nhu cầu khác nhau.
- Thế hệ vĩ đại nhất (Greatest Generation): Là thế hệ lớn tuổi nhất vẫn còn sống, phục vụ trong thời chiến và trải qua các thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Đây là thế hệ không “shopping chỉ để vui”. Ngược lại, họ cần tìm hiểu kỹ và có độ tin tưởng nhất định đối với thương hiệu trước khi quyết định mua hàng. Những chiêu trò marketing dường như vô giá trị đối với thế hệ này.
- Thế hệ trẻ em bùng nổ (Baby Boomers): Sinh ra vào những năm 50s và trải qua giai đoạn đỉnh cao về mức độ ổn định vật chất hơn những thế hệ khác. Đây là thế hệ chi tiền mạnh tay, bởi với họ, chi nhiều tiền là biểu hiện của việc mong muốn “duy trì mãi mãi tuổi thanh xuân”.
- Thế hệ Gen X (Generation X): Đạt đến đỉnh điểm về khả năng kiếm tiền và yêu thích sự mới mẻ. Họ không thật sự quan tâm đến thương hiệu. Sản phẩm chất lượng cũng đủ thuyết phục họ mua hàng.
- Thế hệ Millennials: Đang bước vào giai đoạn trưởng thành và quan tâm đến hình thức mua hàng online. Rất thích sử dụng máy tính. Không giống như Gen X, Millennials rất quan tâm đến thương hiệu bởi thương hiệu góp phần hình thành bản sắc cá nhân cho thế hệ này.
- Thế hệ Z (iGeneration): Đang ở lứa tuổi teen. Lý thuyết marketing nhắm tới đối tượng này vẫn đang được nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, khuynh hướng sẽ nghiêng về chủ nghĩa siêu cá nhân (hyper-individualism) và mang tính tùy biến.
Chú trọng yếu tố xã hội học
Cộng đồng khác nhau sẽ có đặc tính khác nhau. Bạn có thể bóc tách những khác biệt này để khám phá chi tiết hơn về các đặc thù giữa chúng. Bất kỳ thế hệ nào sống trong một cộng đồng nhất định đều có cách hành xử riêng biệt do yếu tố môi trường và xã hội học.
- Tình trạng hôn nhân: Họ độc thân hay đã có gia đình? Có con hay chưa? Sống chung gia đình hay một mình?
- Nhà ở: Họ ở nhà riêng hay thuê trọ? Điều này có ảnh hưởng quyết định chi tiền của họ không?
- Thu nhập sau thuế: Họ kiếm được bao nhiêu tiền mỗi tháng và có ảnh hưởng đến tâm lý khi chi tiền không?
- Sở thích: Họ thích làm gì? Sản phẩm của bạn có phục vụ cho lối sống đó không?
Tìm hiểu sâu về những nhân tố này sẽ giúp bạn hiểu hơn về mức độ ảnh hưởng của chúng lên khách hàng và hành vi của khách hàng. Hành vi đó tác động lên cách họ tìm kiếm thông tin cũng như quyết định mua hàng. Những yếu tố này được thu thập dựa trên dữ liệu thô và con chữ mà người dùng sử dụng khi tìm kiếm.
Video về yếu tố trải nghiệm người dùng
Cách người dùng sử dụng từ quan trọng ra sao?
- Khi họ gõ “Cách để…” tức là đang tìm kiếm câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi trực tiếp, thường là tổng hợp các bước để làm điều gì đó.
- Khi họ gõ “tốt nhất” tức là đang tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ đạt chất lượng hàng top.
- Khi họ gõ “rẻ nhất” tức đang tìm kiếm hàng giảm giá, giá rẻ
Để lên nội dung hiệu quả, bạn cần nghiên cứu từ khóa (keyword research). Sử dụng Google Analytics cùng với Google Ads, bạn sẽ tìm được dữ liệu nhân khẩu học dựa trên từ khóa, từ đó biết cách sử dụng thông tin để chọn hướng tiếp cận.
Keyword Planner là công cụ miễn phí của Google Adwords mà bạn nên tận dụng. Sử dụng Keyword Planner: Nhập sản phẩm hoặc dịch vụ, điều chỉnh địa điểm, ngôn ngữ… Nhấn “get ideas” để cho ra danh sách từ khóa thích hợp, đồng thời định vị các từ khóa phổ biến nhất ở những địa điểm nào.
Khi biết được ai đang tìm kiếm, họ tìm kiếm gì và vì sao tìm kiếm, bạn sẽ xác định cần phải làm gì để đáp ứng nhu cầu của họ.
1. Đa dạng hóa hình thức truyền tải
Người dùng ngày nay không chỉ đọc thôi. Họ còn nghe nữa cơ. Và cũng đừng quên THỊ GIÁC vẫn là giác quan mạnh mẽ nhất. Vì thế, hãy có các hướng tiếp cận đa chiều hơn với các giác quan này.
Hình ảnh giúp người dùng hiểu nội dung dễ dàng hơn. Đồ họa và video dần trở nên quan trọng vì phù hợp với khuynh hướng của con người khi xử lý thông tin.
Bạn đã nghe cụm “people sell to people” chưa? Tức là video giúp con người gặp gỡ nhau ngay cả khi không thật sự tiếp xúc ngoài đời thực. Người dùng có thể nghe bạn nói, quan sát ngôn ngữ cơ thể, tạo mối quan hệ khắng khít hơn với thương hiệu bạn thông qua video.
Bạn không cần hiểu riêng lẻ từng người dùng. Cái quan trọng là hiểu được nền tảng tạo nên con người, để từ đó ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào việc khai thác triệt để và thuyết phục hơn.
Nội dung dạng chữ viết đơn thuần cũng dần bớt được ưu chuộng. Thay vào đó, nên sử dụng emoji.
2. Tối ưu hóa nội dung
Cập nhật Google ngày nay tập trung nhiều hơn vào nội dung chất lượng cao. Hãy ngừng ngay việc lạm dụng các chiêu trò nhằm tăng thứ hạng, mà nên tập trung vào mục tiêu đúng đắn hơn: mức độ phù hợp. Phù hợp ở đây không chỉ xoay quanh chủ đề người dùng tìm kiếm mà phải sử dụng từ ngữ, cụm từ “hợp gu” với người dùng nữa.
Ngôn ngữ học xã hội (Sociolinguistics) là lĩnh vực nghiên cứu đã đưa ra nhận định “bạn kết giao với ai thì sẽ có cách sử dụng ngôn ngữ giống họ”. Nếu cách nói chuyện của bạn giống với những người bạn chơi chung, họ sẽ có khuynh hướng tin tưởng bạn nhiều hơn.
Google muốn người dùng vui vẻ, hài lòng thì bạn cũng nên như thế. Nếu bạn khiến người dùng hài lòng, Google cũng sẽ thích bạn hơn. Nhưng dĩ nhiên, cả Google và người dùng đều phải dành thời gian tìm hiểu về bạn.
3. Đặt câu hỏi 5W-1H
Một yếu tố khác cần quan tâm đó là xác định được nền tảng tạo nên tính tò mò của con người. Chắc hẳn bạn đã từ nghe qua 5W-1H (Ai, Ở đâu, Làm gì, Khi nào, Như thế nào, Tại sao) – 6 câu hỏi vàng của giới nhà báo đúng không?
Nếu những công cụ bên trên khiến bạn bị “choáng ngợp” thì hãy thử dùng SEOPressor Connect. Gõ từ khóa và SEOPressor hiển thị mức độ tối ưu của nội dung, cũng như gợi cho bạn ý tưởng và cảm hứng để cải thiện.
Nhìn chung, điều quan trọng cần nhớ là không nhất thiết phải giảm mật độ từ khóa, mà nên đảm bảo nội dung phù hợp với người dùng đang tìm kiếm.
4. Hiểu lý do và cách người dùng chia sẻ nội dung
- 84% người dùng chia sẻ vì nguyên nhân đặc biệt. Họ chia sẻ khi bạn có khả năng khiến họ đủ tin tưởng vào nội dung của bạn. Làm thay đổi cách nhìn nhận của họ về thế giới xung quanh.
- 78% người dùng chia sẻ nhằm nuôi dưỡng mối quan hệ. Nếu nội dung của bạn thật sự có giá trị, người dùng sẽ chia sẻ đến những người sẽ hưởng lợi từ chúng.
- 73% người dùng chia sẻ nhằm khai thác thông tin sâu hơn. Họ chia sẻ nhằm mục đích tạo nên cuộc thảo luận sâu hơn về đề tài được chia sẻ.
- 69% người dùng chia sẻ để được hòa nhập với thế giới. Họ chia sẻ bài viết về sự kiện đang được chú ý. Chủ đề đang được quan tâm. Bài viết của bạn sẽ “nói thay lòng họ”, khiến họ cảm thấy mình đang góp phần vào sự kiện đó dù không phải tự bản thân lên tiếng.
- 68% người dùng chia sẻ vì mục đích “nhận diện thương hiệu”.Nội dung của bạn phản ánh và đánh đúng vào lòng tin, đam mê của người dùng.
- 49% người dùng chia sẻ vì mục tiêu giải trí. Tạo nội dung mang tính hài hước sẽ giúp thúc đẩy lượt chia sẻ cho nội dung của bạn.
5. Nhận định traffic đến từ người dùng thật
Khi người dùng chia sẻ nội dung thì trang của bạn nhận nhiều traffic hơn, giúp tăng thứ hạng. Chia sẻ trên mạng xã hội sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cách xếp hạng bài viết trên kết quả tìm kiếm, tức là không chỉ dựa vào mỗi click-through.
Để tăng độ phủ, bạn có thể tận dụng influencer marketing. Influencer – những chuyên gia curate xây dựng lượng follow cực khủng cho họ chỉ chia sẻ nội dung chất lượng nhất. Thương hiệu nào hợp tác với influencer sẽ thu về lợi ích cực lớn.
Kết hợp tâm lý học vào trong chiến thuật SEO
Bằng việc tìm hiểu sâu hơn về mục đích của bộ máy tìm kiếm và mục đích của người dùng, bạn có thể cải tiến phương pháp tiếp cận. Hãy quên trò đi đường tắt bằng các mưu mẹo. Lợi bất cập hại đấy. Tóm lại để tăng thứ hạng website. Cách tiếp cận tốt nhất là nên xoay quanh người dùng, mục tiêu của họ và những gì là phù hợp và có lợi cho họ.
Tâm lý học không phải lừa gạt hay chiêu trò gì cả. Nó chỉ đơn giản mô tả chúng ta làm gì và tại sao lại làm như vậy, giúp tạo ra sản phẩm, dịch vụ và nội dung tốt hơn. Đã đến lúc ngừng xem SEO như một quy trình kỹ thuật mà hãy xem nó như công cụ phát triển marketing, social media, PR…
Hãy tập trung tối đa hóa ROI trong khóa đào tạo seo thực chiến của FOOGLESEO bằng cách bớt quan tâm về traffic và chú trọng hơn về sales. Bạn có doanh thu từ chuyển đổi và tối đa hóa chuyên đổi bằng cách tập trung vào từ khóa được target. Cố gắng hiểu ý người dùng bằng việc chú tâm đến khách hàng thay vì doanh nghiệp.