Trong buổi phỏng vấn với Bloomberg, Google đã nhấn mạnh RankBrain là yếu tố quan trọng thứ ba khi xếp hạng, bên cạnh nội dung và backlink. Vậy thực chất RankBrain là gì và sức ảnh hưởng của nó “vi diệu” đến mức nào mà Google có thể khẳng định như vậy? Cùng Trung Tâm Đào Tạo Digital Marketing FOOGLESEO tìm hiểu chi tiết về RankBrain nhé
Nội Dung
Google RankBrain là gì?
RankBrain là thuật toán của Google, giúp phân loại kết quả tìm kiếm dựa trên nền tảng học máy (machine learning) Học máy là phương pháp máy tính tiếp nhận và trích xuất thông tin dựa trên dữ liệu chúng xử lý.
Trước đây, kết quả tìm kiếm Google được xử lý thủ công dựa trên những chỉ số mà đội ngũ kỹ sư Google cho là hữu ích (ví dụ tốc độ load trang, CTR…). Giờ đây, với RankBrain, mọi thứ có thể tự hoạt động độc lập.
Ví dụ, với từ khóa “Bánh quy chocolate chip”, RankBrain có thể nhận định rằng “backlink sẽ không quan trọng bằng các review” để quyết định kết quả trên SERP.
Vậy RankBrain có biết chính xác chỉ số nào là phù hợp với một từ khóa cụ thể không? Câu trả lời là KHÔNG. RankBrain hoạt động dựa trên thử nghiệm.
Cũng với ví dụ trên, RankBrain sẽ áp dụng nhiều chỉ số SEO khác nhau cho tới khi tìm ra công thức đem lại mức độ hài lòng cao nhất cho người dùng (ví dụ công thức mang lại tỉ lệ bỏ trang thấp nhất). Tỉ lệ người dùng hài lòng khi sử dụng RankBrain cao hơn 10% so với các kỹ sư Google tự dự đoán trang kết quả cho người dùng.
RankBrain hoạt động như thế nào?
Như đã đề cập bên trên, RankBrain sẽ nỗ lực thử nghiệm để tìm ra thứ hạng phù hợp nhất cho từng cụm từ tìm kiếm. RankBrain sẽ phân tích ngữ nghĩa để hiểu truy vấn đó nói về vấn đề gì. Tức là Rank-Brain không chỉ nhìn vào từ khóa và mật độ từ khóa mà sẽ tập trung vào ngữ nghĩa phía sau tìm kiếm của bạn.
- Để đưa thứ hạng của bạn lên cao xem bài: 11 chiến thuật SEO Onpage năm 2019 mà FOOGLESEO đã chia sẻ từ trước!
Ví dụ khi tìm “Sản phẩm đầu tiên của Vinamilk”, RankBrain sẽ cho ra những kết quả sau:
Nếu là trước đây, Google sẽ cho ra kết quả những trang chứa từ khóa “đầu tiên”, “sản phẩmt” và “vinamilk” được xuất hiện nhiều nhất và có mức độ liên quan cao nhất.
Tương tự, khi tìm “ai hát bài Hồng Nhan” sẽ có kết quả:
Có thể thấy, giờ đây Google đã quan tâm hơn về ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Để làm điều này, RankBrain nhóm các từ thành khái niệm và tìm những trang nói về các khái niệm đó một cách có chiều sâu hơn.
Ngoài ra, RankBrain cũng quan tâm tới địa điểm người dùng. Ví dụ, nếu bạn tìm “World Cup 2018 location” và bạn đang ở Nga (nước đăng cai World Cup) thì sẽ hiện ra chỉ dẫn bản đồ. Còn nếu bạn đang ở Việt Nam, kết quả sẽ là thông tin về thành phố đang đăng cai World Cup.
RankBrain đo lường mức độ hài lòng của người dùng bằng cách nào?
Mục tiêu cao nhất của Google là đưa ra các trang kết quả tốt nhất và thỏa mãn nhu cầu người dùng. Các tiêu chí đó bao gồm:
- Tỉ lệ nhấp chuột tự nhiên
- Thời gian dừng chân của người dùng trên trang
- Tỉ lệ bỏ trang
- Tính thẩm quyền của tên miền
- Pogo Sticking (người dùng nhanh chóng rời trang và trở lại SERP)
Dựa trên những yếu tố này, RankBraink sẽ liên tục thay đổi thứ hạng các trang cho tới khi mỗi trang có được vị trí xứng đáng nhất trên SERP.
- Trong chương trình Đào tạo seo FOOGLESEO có hướng dẫn về cách Google đánh giá xếp hạng và sẽ đào tạo cho bạn cách lên top google và các kĩ thuật mới và hay giúp bạn thống trị bảng xếp hạng trong thời gian nhanh nhất đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tham khảo thêm.
Ví dụ, nhiều người sử dụng Pogo Sticking sẽ làm như sau:
- Click kết quả #1
- Bỏ qua kết quả #2 và #3
- Click kết quả #4, dành nhiều thời gian hơn cho kết quả #1 và #4.
RankBrain để ý điều này và lần sau sẽ tăng hạng cho kết quả #4 nếu ai đó tìm từ khóa đó, đồng thời hạ thứ hạng #2 và #3 vì chúng không thu hút.
Google xếp hạng kết quả tìm kiếm như thế nào?
Với RankBrain, target từ khóa dài ngày nay đã không còn thịnh hành. Hãy cùng thử nhìn ví dụ sau:
- Thẻ tín dụng cho sinh viên
- Sinh viên mở thẻ tín dụng
Từ khóa dài ngày nay sẽ được gộp thành các khái niệm thay vì từng từ riêng rẽ. Ví dụ như Tốt nhất và tốt, Sinh viên,học sinh và hội đoàn… sẽ mang nghĩa tương tự nhau, dẫn tới kết quả tìm kiếm cho ra sẽ tương tự nhau, miễn là có thể gộp lại được. RankBrain ngầm hiểu rằng 2 từ khóa này thực chất là một.
Vì vậy, hiện tại, chúng ta nên chuyển sang tối ưu từ khóa có độ dài trung bình, vốn nhận được nhiều lượt tìm kiếm hơn từ khóa dài nhưng chúng lại không quá cạnh tranh.
Ví dụ giữa từ khóa quá rộng như “SEO” và từ khóa quá hẹp như “Cách SEO TOP miễn phí NGON bổ RẺ” thì nên triển khai từ khóa trung bình như “Cách để SEO TOP”.
Mặc dù bài viết đó sẽ không đạt thứ hạng quá cao cho từ “SEO”, nhưng sẽ xếp hạng cao cho rất nhiều từ khóa dài liên quan khác.
Ngoài ra. Theo như nhận định của chúng tôi thì để giúp RankBrain hiểu hơn về nội dung bài viết của bạn, bạn nên bổ sung tính đa dạng của từ khóa một cách thật tự nhiên (hay còn gọi là từ khóa LSI). Ví dụ như bạn viết về “ab excercises” thì có thể đề cập từ khóa như “abdominal workout”, “ab crunches”, “core exercises”…